CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 3 TỔ CHỨC SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN CỤM LẦN THỨ HAI NĂM HỌC 2024-2025
Chiều ngày 18/10/2024, tại trường Trường TH-THCS Hermann Gmeiner, cụm chuyên môn số 3 Thành phố Điện Biên Phủ gồm các trường: TH Bế Văn Đàn, TH Noong Bua, TH-THCS Thanh Trường, TH-THCS Hermann, TH số 2 Nà Tấu, TH Tà Cáng đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm lần thứ hai năm học 2024 -2025. Tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn có đồng chí Hoàng Bích Huệ – Nhóm trưởng chuyên môn Tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học trong cụm chuyên môn số 3.
Sinh hoạt chuyên môn cụm lần này đã tập trung vào những nội dung mới và khó trong chương trình môn Toán, Lịch sử và Địa Lý lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên dự giờ, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cách tổ chức hai tiết dạy nói riêng và cách vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Toán nói chung.
Tiết Lịch sử & Địa lí Bài 6: Vương quốc Phù Nam do cô giáo Trần Thị Hà và các em học sinh lớp 5A1 Trường TH-THCS Hermann Gmeiner thực hiện. Trong tiết học, giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, kết hợp với video tư liệu và hình ảnh minh họa cụ thể, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu hơn về sự thành lập của quốc gia cổ đại này. Qua tiết học, học sinh đã trình bày được sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học, mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam. Thông qua bài học, học sinh không chỉ hiểu rõ hơn về Vương quốc Phù Nam mà còn cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Hoàng Bích Huệ – Cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao quy trình, sự linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả của 2 tiết dạy. Đồng thời đồng chí đã có những chỉ đạo định hướng cho các trường trong thời gian tới: Các trường cần tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép các phương pháp giáo dục hiện đại như STEM vào các tiết học, đặc biệt là trong môn Toán và các môn học khác, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện kỹ năng tư duy, thực hành, và giải quyết vấn đề. Tích cực ứng dụng công nghệ và tài liệu trực quan vào giảng dạy các môn học như Lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu hơn và có cái nhìn trực quan về các sự kiện lịch sử, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc.